Màu thực phẩm là gì và có những dạng nào nổi bật?

Màu thực phẩm

Màu thực phẩm (MTP) là một trong những loại chất phụ gia phổ biến và hầu như không thể thiếu trong tất cả các các món ăn. Từ xa xưa đến này, MTP vẫn luôn được ông bà ta sử dụng bằng cách chế biến các loại hoa, lá, gia vị,… để tạo nên màu sắc hấp dẫn. Qua nhiều thế hệ, MTP dần được phát triển và trở nên công nghiệp hơn. Vậy màu thực phẩm là gì và có bao nhiêu loại?

Màu thực phẩm là gì?

Màu thực phẩm
Khái niệm về MTP là gì?

MTP có công dụng tạo màu sắc cho món ăn mà không làm thay đổi hương vị cũng như tính chất của chúng. MTP được chia làm hai loại chính đó là màu thực phẩm tự nhiên và MTP tổng hợp. Trong đó, các MTP tự nhiên vẫn luôn gần gũi và sử dụng mỗi ngày như là:

  • Nước màu đường dùng để kho thịt, cá,…
  • Màu đỏ từ dầu màu điều, quả gấc.
  • Màu xanh lá từ lá dứa, bột matcha.
  • Màu vàng từ bột nghệ hoặc củ nghệ.
  • Màu đỏ hồng từ bột củ dền.
  • Màu nâu từ bột ca cao.
  • Màu đen từ bột than tre.
  • Màu tím từ lá việt quất.

Màu thực phẩm nhân tạo là những sản phẩm được tổng hợp từ các hợp chất hữu cơ có thể không tồn tại trong tự nhiên. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, MTP nhân tạo đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ và chiếm phần không nhỏ trong tỷ trọng các chất phụ gia thực phẩm nhiều năm qua.

Màu thực phẩm có những dạng nào?

Màu thực phẩm
Một số dạng MTP thông dụng

MTP được chia làm ba dạng chính, đó là: dạng gel, dạng nước và dạng bột. Trong đó, tùy thuộc vào tính chất món ăn và nhu cầu sử dụng mà chúng ta có thể lựa chọn loại hình phù hợp.

Màu thực phẩm dạng gel

MTP dạng gel tồn tại ở thể lỏng và đặc sánh và có khả năng tạo màu rất mạnh, mạnh nhất trong những loại chất tạo màu hiện có trên thị trường. MTP dạng gel mang ít nước vì thế ít ảnh hưởng đến những món ăn kiêng nước như bánh kem. Ngoài ra, dạng gel đậm đặc cũng giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh tông màu và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên dạng gel cũng mang nhược điểm là khó pha màu.

Màu thực phẩm dạng nước

Màu thực phẩm dạng nước tồn tại ở thể lỏng và không đặc, có thể sử dụng bằng cách nhỏ giọt trực tiếp vào thực phẩm. Dạng nước giúp cho loại MTP này có thể dễ dàng hòa tan cũng như dễ pha màu và điều chỉnh tông màu, tuy nhiên không phù hợp với những món ăn kiêng nước và sản xuất số lượng lớn.

>>> Xem thêm: Hóa chất tẩy rửa và những điều mà bạn cần biết

Màu thực phẩm dạng bột

MTP dạng bột thường ít được sử dụng hơn 2 loại vừa kể trên bởi vì những thua thiệt về khả năng tạo màu cũng như pha màu và cường độ màu. Tuy nhiên, MTP dạng bột hoàn toàn không có nước và phù hợp với hầu hết toàn bộ món ăn.

Một số loại màu thực phẩm an toàn

Màu thực phẩm
Một số loại màu thực phẩm an toàn

Vào thời kỳ đầu tiên mà MTP nhân tạo dần trở nên phổ biến, nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời những loại MTP có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe với khả năng gây ung thư cao.

Tuy nhiên, sau những năm nghiên cứu và thay đổi, MTP tổng hợp thời kỳ hiện đại đã trở nên hữu dụng và không còn gây nguy hại đến sức khỏe con người. Chúng ta có thể kể đến một số loại màu thực phẩm an toàn phổ biến và được sử dụng nhiều như sau.

  • Ponceau 4R: Ponceau 4R mang màu đỏ dâu là một trong những loại màu thực phẩm ăn được và cực kỳ phổ biến trên thế giới. Ponceau 4R được ký hiệu trên thị trường là E124.
  • Tartatrazine: Tartatrazine là MTP để nấu ăn có màu vàng chanh và được chiết xuất từ những loại trái cây tự nhiên.
  • Lake tartrazine: Màu Lake Tartrazine có khả năng ánh vàng của màu bột tươi, vì thế được ưa chuộng sử dụng khi chế biến snack, trà sữa, bánh kẹo,…
  • Brown HT: Brown HT (ký hiệu thị trường E155) màu nâu sô-cô-la có thể thay thế các loại bột ca cao hoặc caramel để tạo màu cho thực phẩm mà không làm thay đổi đi hương vị của món ăn.
  • Apple Green: Apple Green màu xanh táo, là một loại MTP hữu cơ không có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và được bày bán ở nhiều cửa hàng, siêu thị trên toàn quốc.
  • Caramel: Caramel màu nâu và không có khả năng gây ung thư cũng như tác động xấu đến sức khỏe con người, được sử dụng nhiều trong các loại bánh chocolate.
  • Alura – Red: Alura – Red màu đỏ tươi và tan trong dầu, được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và một số trong thuốc thú y chăn nuôi.
  • Paprika: Paprika màu đỏ của quả ớt hay bột ớt. Được sử dụng nhiều để thay thế màu ớt trong những món ăn, tạo cảm giác ngon miệng mà không mang đến vị cay.
  • Sunset Yellow: Sunset Yellow màu vàng cam, ký hiệu E110 và được sử dụng rộng rãi làm MTP, mỹ phẩm, dược phẩm và một số loại thuốc đặc trị.

Màu thực phẩm là một trong những thành phần không thể thiếu trong việc nấu nướng và chế biến món ăn. Chúc mọi người có những lựa chọn phù hợp với mình nhất sau khi đã thông qua những chia sẻ của Natrachem.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *