Chất tẩy rửa (CTR) là một cụm từ khá thông dụng và hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cụ thể về các loại hóa chất tẩy rửa cũng như công dụng của chúng. Để dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại CTR này ngay trong bài viết sau.
Hóa chất tẩy rửa là gì?
Hóa chất tẩy rửa là gì? Chất tẩy rửa hay còn gọi là hóa CTR, nó là loại chất dạng dung dịch loãng, kết hợp từ các loại hóa chất khác nhau có khả năng làm sạch các loại bề mặt khác nhau. Tính ứng dụng của các loại chất này khá cao, ví dụ ứng dụng từ gia đình như nước rửa chén, nước lau sàn, dung dịch vệ sinh bếp,…cho đến các dung dịch tẩy rửa mạnh hơn và được ứng dụng trong công nghiệp.
Nhờ vào tác dụng làm sạch và đánh bật được những loại mảng bám cứng đầu chỉ trong tích tắc, nên các sản phẩm hóa CTR cực mạnh thường rất được ưa chuộng, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp hiện đại có nhiều loại hắc ín, dầu mỏ hay các loại mảng bám cứng đầu khác.
Phân loại hóa chất tẩy rửa
Theo thông tin về hóa CTR, thì chúng sẽ được chia ra thành hai loại chính là:
Chất tẩy rửa sử dụng trong công nghiệp
Trong công nghiệp, người ta thường ưu tiên mua hóa chất tẩy rửa cực mạnh. Các sản phẩm này thường sẽ có thể làm sạch những bề mặt từ kim loại, thiết bị máy móc, đánh bay dầu mỡ công nghiệp một cách hiệu quả hơn. Thường chúng sẽ được xem như hóa CTR độc hại nên trước khi sử dụng, người dùng cũng cần bảo hộ kỹ càng để tránh tiếp xúc trực tiếp với cơ thể.
Các loại hóa CTR an toàn hơn sẽ được sử dụng để rửa xe máy, ô tô,…nhờ vào tính năng nhẹ nhàng hơn nên những sản phẩm này sẽ có khả năng làm sạch các thiết bị mà không làm ảnh hưởng đến độ bóng, nguyên liệu hay bào mòn thiết bị trong quá trình vệ sinh. Các sản phẩm này còn được xem là hóa CTR rỉ sét nhờ vào khả năng tăng độ bóng, giảm tình trạng bám bụi và còn có thể loại bỏ các phần rỉ sét một cách hiệu quả.
Chất tẩy rửa sử dụng trong sinh hoạt
Trong cuộc sống hằng ngày, các loại sản phẩm tẩy rửa mà chúng ta tiếp xúc nhiều nhất có thể kể đến như nước rửa chén, bột giặt, các loại hóa chất tẩy rửa gạch, hóa CTR gỗ, thậm chí là hóa CTR đa năng. Vậy dòng hóa chất tẩy rửa có độc không? Bởi những sản phẩm này được sử dụng thường xuyên, hầu như là mỗi ngày nên chúng được đánh giá là khá an toàn.
Không chỉ vậy, những loại CTR này còn có khả năng đánh bay bụi bẩn, dầu mỡ, vi khuẩn,…một cách hiệu quả, mang lại cho bạn không gian sống sạch sẽ và an toàn hơn. Thường chúng sẽ được làm theo dạng dung dịch loãng, nước, bột hoặc kem nên khá tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Ngoài các sản phẩm kể trên, thì CTR sử dụng để thông cầu cống sẽ mạnh hơn và vẫn được xếp vào loại không an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Vậy nên khi có nhu cầu, hãy nhớ đeo đồ bảo hộ kỹ càng và tránh để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa CTR cầu cống này.
>>> Xem thêm: Chất tạo chua là gì? Tại sao cần sử dụng chất tạo chua?
Một số loại hóa chất tẩy rửa được ứng dụng nhiều
Dưới đây là các loại hóa chất tẩy rửa tốt và thông dụng mà bạn có thể tham khảo:
- BKC 80%: Là loại hóa chất ở dạng dung dịch, có khả năng loại bỏ các loại nguyên sinh, nấm, vi khuẩn trong ao hồ, chuồng,…người ta sử dụng sản phẩm này để sát trùng các loại dụng cụ trong chăn nuôi và loại bỏ những mùi hôi, mầm mống gây bệnh cho các loại thủy sản, ổn định độ trong của mực nước và hàm lượng oxy.
- Cloramin B: Là loại hóa CTR dạng viên, có tác dụng khử khuẩn ở trên bề mặt và trong nước. Đây là sản phẩm khá thông dụng và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
- NaOH 99%: Được chế biến theo dạng hạt không màu, khá dễ tan trong cồn, nước và glycerin. Sản phẩm thường được sử dụng để chế biến xà phòng, giấy, sợi, thuốc phụ nhuộm, xử lý mảng bám dầu mỡ,…
- Borax: Còn được gọi với cái tên dân dã là hàn the, thường được ứng dụng vào các loại CTR như xà phòng, chất khử trùng, thuốc trừ sâu,…Ngoài ra, nó còn có thể sử dụng làm thủy tinh, men gốm,…
- Choline Chloride: Thường được sử dụng để khử trùng nước trong bể bơi, duy trì nồng độ pH luôn nằm ở mức từ 7,2 đến 7,6. Nó còn được ứng dụng làm các loại CTR trong nhà bếp, nhà tắm,…
- Axit Stearic: Thường sử dụng để làm xà phòng, dầu gội, kem cạo râu hoặc các loại CTR thông dụng khác.
- SHMP (Sodium Hexa Meta Phosphate): Có tác dụng làm mềm nước, chất khử trùng, chất bôi trơn, làm dung dịch đệm, chất kết dính,…ứng dụng khá cao vào các loại hình trong ngành công nghiệp như in ấn, nhuộm, dầu, xăng dầu, hóa học,…
- Tween 80: Đóng vai trò như một chất phụ gia, loại chất này thường được sử dụng vào các loại mỹ phẩm làm sạch như sữa tắm, dầu gội,…
- Chlorine: Có tác dụng tẩy rửa cực mạnh nên nó thường được ứng dụng vào các sản phẩm có tính năng làm trắng hoặc khử trùng.
- PEG 400: Là sản phẩm được dùng làm dầu bôi trơn, chất tẩy công nghiệp, xà phòng,…
- Antifoam: Sản phẩm ứng dụng vào được khá nhiều lĩnh vực như xử lý nước thải, hóa nông, hóa dầu,…
Với những chia sẻ về chất tẩy rửa, Natrachem hy vọng bạn đã có thể hiểu hơn về sản phẩm này và có cách ứng dụng hợp lý. Bởi đều là dạng hóa chất, nên khi sử dụng các loại hóa CTR, bạn nhớ đeo găng tay, khẩu trang và bảo hộ kỹ càng để tránh những tác hại không đáng có đến cơ thể chúng ta nhé!