Chất tạo chua là gì? Tại sao cần sử dụng chất tạo chua?

Chất tạo chua

Chất tạo chua (CTC – hay còn gọi chất điều chỉnh độ acid) đang dần trở nên thông dụng trong các lĩnh vực công nghệ sản xuất hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp thành phần này ở các món ăn, nước ngọt giải khát, ở các nhà máy nhuộm màu,… Vậy chất điều chỉnh độ acid là gì và những mặt lợi hại của chúng là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây của Natrachem.

Chất tạo chua là gì?

Chất tạo chua
Chất điều chỉnh độ acid là gì? Khái niệm về chất điều chỉnh độ acid

Chất tạo chua có tác dụng chính là tạo vị chua cho thực phẩm bằng tính acid trong thành phần cấu tạo. Vì thế, CTC còn hay được sử dụng để điều chỉnh độ acid, điều chỉnh độ pH trong những hóa phẩm nhuộm màu. CTC được chia làm 2 loại chính là chất tạo chua tự nhiên và chất tạo chua nhân tạo.

CTC tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể bắt gặp trong những loại trái cây mang giàu tính acid như bưởi, chanh, quất, quýt,… Hầu như những loại trái cây mang vị chua đều mang hàm lượng acid tự nhiên khá cao. Ngoài ra có một CTC tự nhiên cực kỳ phổ biến và được sử dụng bởi hầu hết gia đình Việt Nam đó chính là giấm.

Chất tạo chua nhân tạo là những hợp chất được tổng hợp và được sản xuất với số lượng lớn. Những loại CTC này có độ chua lớn hơn so với các vị chua đến từ thiên nhiên.

Tại sao cần sử dụng chất tạo chua?

Chất tạo chua
Tại sao cần sử dụng CTC trong cuộc sống?

Theo quan niệm của phương Đông, vị giác con người có thể cảm nhận được 5 vị chủ đạo bao gồm chua, cay, mặn, ngọt và đắng (theo quan niệm phương Tây chỉ bao gồm 4 vị chua, mặn, ngọt và đắng). Từ đó có thể thấy, vị chua chính là một trong những vị chủ đạo của vị giác và không thể thay thế trong đời sống hằng ngày.

Khác với vị đắng và ngọt được cấu tạo bởi nhiều lớp phân tử phức tạp khi tiếp xúc với vị giác, vị chua chủ yếu chỉ đến từ các ion hydronium của những loại acid. Trong đó, chỉ số pH được xác định như một thước đo tính axit hay bazơ của dung dịch và thường xuyên được sử dụng khi lựa chọn các chất tạo độ chua. Độ pH chuẩn của nước là 7, độ pH càng thấp hơn 7 thì dung dịch sẽ có tính acid càng mạnh. Tuy nhiên, độ pH không ảnh hưởng đến độ chua của sản phẩm.

Độ chua được so sánh dựa vào 3 yếu tố bao gồm: cường độ vị chua ít hoặc nhiều, thời gian bắt đầu tạo vị chua và thời gian tồn tại vị chua. Khi sử dụng hóa chất điều chỉnh độ axit, sản phẩm sẽ được điều vị và trung hòa độ pH và điều chỉnh độ acid ở một mức phù hợp. Ngoài ra, CTC còn có thể gia tăng sự cảm nhận của vị giác đến những hương vị khác khi tiếp nhận cùng lúc.

Chất tạo chua hay điều chỉnh độ acid có tác dụng gì?

Chất tạo chua
Tác dụng của chất tạo độ chua và điều chỉnh acid

Vậy chất điều chỉnh độ acid có tác dụng gì có tác dụng gì trong đời sống hằng ngày cũng như những ngành công nghiệp chế biến và sản xuất?

Chất tạo vị chua trong nước giải khát

Chất điều chỉnh độ acid cực kỳ quan trọng trong các loại nước ngọt giải khát. Chúng không chỉ đơn giản là chất tạo chua nước ngọt mà còn điều chỉnh độ acid và pH trong nước ngọt, giúp mang lại không chỉ hương vị mà còn là chất lượng phù hợp với sức khỏe con người.

Chất tạo vị chua trong thực phẩm

Trong những bữa ăn hằng ngày, chúng ta có thể sử dụng chanh hoặc giấm để tạo vị chua cho món ăn. Tuy nhiên, trong những ngành công nghiệp thực phẩm với sản lượng khổng lồ chỉ có thể sử dụng chất tạo độ chua để điều vị cho món ăn. Ngoài ra, một số loại chất tạo vị chua trong thực phẩm còn có thể giúp tạo độ dai, giòn cũng như giữ nước cho món ăn.

>>> Xem thêm: Chất phụ gia trong thực phẩm và một số loại đáng chú ý

Sử dụng trong ngành nhuộm và dệt

Chất điều chỉnh độ acid cũng được sử dụng rộng rãi trong những ngành công nghiệp cao su, phẩm màu, dệt, nhuộm và tẩy vải. Dễ dàng bắt gặp nhất đó chính là Acid Acetic CH3COOH.

Một số loại chất tạo chua an toàn và thông dụng trên thị trường

Một số loại chất điều chỉnh độ acid an toàn và thông dụng

Acid Citric Monohydrate: Acid Citric Monohydrate là chất điều chỉnh độ acid vị chanh (hay còn gọi bột chanh) giúp tạo độ chua trong những loại nước giải khát, món ăn. Ngoài ra hợp chất này cũng giúp tạo độ mềm dẻo, chống oxy hóa và khử mùi món ăn.

Acid Citric Anhydrous: Acid Citric Anhydrous là chất điều chỉnh độ acid khan (không tạo ẩm) sau khi sử dụng. Là nguyên liệu tạo chua chính được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm hòa tan với nước như: trà chanh hòa tan, cà phê hòa tan, nước giải khát,…

Acid Malic: Acid Malic là một chất điều chỉnh độ acid phổ biến với khả năng chống oxy hóa và điều chỉnh độ acid. Trong tự nhiên, Acid Malic xuất hiện nhiều trong quả táo và là thành phần chính tạo nên vị của táo.

Sodium Tripolyphosphate (STTP): Sodium Tripolyphosphate mang tính acid rất mạnh và có công dụng tẩy rửa tốt, vì thế hợp chất này thường được sử dụng trong ngành công nghiệp xà phòng. Sodium Tripolyphosphate cũng được sử dụng ở ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và thủy sản.

Sodium Citrate: Sodium Citrate là CTC và mặn, giúp điều vị, chống đông và duy trì độ pH cho thực phẩm.

Giấm ( Acid Acetic): Giấm là CTC được sử dụng rộng rãi ở mỗi hộ gia đình Việt Nam từ xa xưa đến nay.

CTC là một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong những ngành công nghiệp sản xuất. Chúc mọi người sớm tìm được chất tạo chua phù hợp với mình nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *