STPP là một hợp chất vô cơ được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay. Đây là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp chế biến, sản xuất như thực phẩm, y tế… Cùng Natrachem tìm hiểu chi tiết về STPP và những ứng dụng của hợp chất này trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm, tính chất của STPP
STPP là viết tắt của Triphosphate Pentasodium hay còn gọi là Sodium Tripolyphosphate. Đây là một Polymer Photphat, được tạo ra bằng cách phản ứng nhiệt Axit Photphoric với tro Soda, kết tinh Orthophosphate và đốt bột.
Acid amin Sodium Tripolyphosphate có công thức hóa học là Na5P3O10, tồn tại dưới dạng bột không mùi, màu trắng, dễ tan trong nước. Sodium Tripolyphosphate có tính kiềm nhẹ, không ăn mòn da. Na5P3O10 biến các chất lơ lửng thành dung dịch và có khả năng làm mềm nước cứng.
Các ứng dụng phổ biến của STPP trong cuộc sống
STPP được biết đến với phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Có thể sử dụng Sodium Tripolyphosphate như một phụ gia giúp bảo quản thực phẩm tươi sống. Na5P3O10 cũng có tác dụng làm giảm độ nhớt, được sử dụng trong chế biến các thức ăn đóng hộp như đậu Lima, đậu Hà Lan, jambon…
Trong ngành dược phẩm, Sodium Tripolyphosphate được ứng dụng làm chất phân tán. Sodium Tripolyphosphate cũng là một chất tẩy rửa mạnh, có thể dùng để chống phản ứng Cracking, chống ăn mòn… Các nhà máy giấy sử dụng STPP để chống dầu khi sơn giấy. Ngành đồ da sử dụng Sodium Tripolyphosphate là chất làm tan tổng hợp.
Na5P3O10 là hóa chất có khả năng làm kích ứng da. Do đó để sử dụng an toàn cần trang bị đồ bảo hộ khi tiếp xúc với Sodium Tripolyphosphate. Bảo quản hợp chất vô cơ này trong bao bì kín, để ở nơi khô ráo. Hiện nay STPP chất lượng có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc, quy cách đóng gói 25Kg/Bao.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “STPP (Na5P3O10)”